Lễ cúng rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu gồm những gì, bài văn khấn cúng rằm tháng giêng như thế nào?
Người ta có câu, “cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, do vậy, vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị rất cẩn thận, từ mâm cỗ cúng đến ngày giờ cúng phải chuẩn chỉ, đích xác.
Lễ cúng Gia tiên
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Cần lưu ý trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Ngoài bài khấn cũng gia tiên hay văn khấn tết bạn phải chuẩn bị trước thời điểm cúng đó.
Người làm cỗ có thể cho thêm các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên đán.
Lễ cúng ông táo
Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công. Bên cạnh đó bạn có thể xem về văn khấn ông công ông táo để cúng khi tiễn đưa hay rước ông táo.
Mâm lễ cúng rằm tháng giêng
- Thịt vai luộc
- 1 bát canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa nem 1 đĩa rau xào
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa hoa quả
Với những gợi ý trên của chuyên mục phong thủy, bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn để đi tìm câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi về lễ cúng thay vào đó, bạn hãy dùng sự thành tâm, thành kính của mình để chuẩn bị lễ cúng trên đầy đủ.