Sau giờ học, nữ sinh lớp 11 đi chơi với bạn trai đến 23h. Cả hai đều là thành viên đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Theo tin topubiz vừa cập nhật, Mai là nữ sinh lớp 11 của một trường chuyên tại Hà Nội. Em luôn tự giác học tập, gia đình ít khi phải đôn đốc. Với học lực vượt trội, Mai được gọi vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Gần đây, tuy kết quả học tập vẫn tốt, hết giờ học, Mai lại đi đến 23h mới về nhà. Đôi khi, người nữ sinh xuất hiện nhiều vết bầm tím. Gia đình lo lắng tìm hiểu nguyên nhân thì phát hiện Mai đang hẹn hò với một nam sinh tên Hùng. Nam sinh này cũng nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Khi gia đình tìm cách khuyên nhủ, Mai lại mang bảng thành tích học tập của mình ra làm “lá chắn”. Trước đó, gia đình từng động viên “con cứ học giỏi thì cái gì cũng có“.
Trong trường hợp khác, một nam sinh tên Thanh Tùng, 17 tuổi. Tùng thử nhiều kiểu tệ nạn, từ ma túy đến mại dâm. Em lúc nào cũng dán mắt vào smartphone. Tiền tiêu vặt được gia đình chu cấp đều đặn. Đến nay, nam sinh bắt đầu bộc lộ một số vấn đề về thần kinh, gia đình phải tìm đến chuyên gia tâm lý để “kêu cứu”.
Điều đáng nói, các em “có vấn đề” trên đều là học sinh giỏi, học trường chuyên, đạt nhiều giải thưởng và…. gia đình có điều kiện. Có những trường hợp bố mẹ đầu tư cho con du học, sau đó phải đưa về nước vì phát hiện con quan hệ bừa bãi.
Trường hợp khác, một cô bé lớp 10 chia sẻ em đã làm chuyện chăn gối trước tuổi. Nữ sinh còn hút cần sa và uống bia rượu…, tuy nhiên thành tích học tập vẫn đảm bảo tốt. Em vẫn đóng tròn vai “con ngoan, trò giỏi” trong mắt cha mẹ và thầy cô.
Cũng đã từng có một cô giáo lớp 5 từng than vãn với bà về việc học sinh của mình chép truyện sex vào sổ rồi mang đến lớp
Thực tế, các em “hư sớm” không phải do tiếp xúc những nhóm người xấu ở ngoài trường học. Ngay chính môi trường sư phạm cũng có thể nuôi dưỡng tệ nạn. Sự len lỏi của những thông tin xấu trên mạng Internet khiến cho bức tường trường học không còn đủ vững để bảo vệ học sinh.
Về phía học sinh, đa số vẫn có tâm lý giấu, ngại chia sẻ chuyện tình cảm với bố mẹ. Nhiều bạn thấy bố mẹ lập Facebook là lo sợ cuộc sống trên mạng của mình sẽ bị khám phá, lập tức “chặn face” hoặc ẩn đi những dòng trạng thái nhạy cảm.
Các em vẫn hàng ngày cắp sách đến trường, diễn tròn vai “con ngoan, trò giỏi“. Tuy nhiên, khi chỉ có học sinh với nhau, các em nói chuyện gì, bàn luận chủ đề nào, gia đình và thầy cô không thể kiểm soát.
"Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, các thông tin được cung cấp là kết quả của việc tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được xem là một tài liệu tham khảo chính xác."