Nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường? Cách kiểm tra nhiệt độ CPU? Nếu nhiệt độ quá cao, làm thế nào để giảm nhiệt độ xuống? Đây là những câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi người dùng mới sử dụng CPU với nhiều lúng túng. Cùng Topubiz.com tìm hiểu kĩ hơn về nhiệt độ CPU qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường?
Để theo dõi vấn đề nhiệt độ của các con chip, quan trọng nhất là CPU thì thông thường người ta có thể dùng một số phần mềm như HWMonitor hoặc HWiNFO 64 hoặc Afterburn. Hãy bật nó khi bạn đang render hoặc chơi game nặng và thường xuyên theo dõi thông số hiển thị.
Thường thì mốc 100 độ là vô cùng nguy hiểm, khoảng 110 – 120 độ C thì con chip của bạn có khẳ năng đột tử nên máy tính sẽ tự tắt nếu như nhiệt độ CPU lên tới mức này. Do vậy chúng ta nên quan tâm tới các mốc phía dưới hơn. Chú ý là nhiệt độ khi tải full load mới quan trọng. Tất nhiên trong trường hợp máy bạn không chạy gì mà đã 55 – 60 độ thì chắc chắn CPU đang có vấn đề và cần kiểm tra gấp.
Dưới đây là một số mức nhiệt độ cần lưu ý của CPU:
– Dưới 60 độ C: Mức nhiệt độ hoàn hảo và phù hợp nhất cho CPU
– Từ 60 – 70 độ C: Vẫn ổn. Tuy nhiên nếu bạn kỹ tính thì có thể phủi bụi tản nhiệt
– Từ 70 – 80 độ C: Khá nóng đối với CPU, nên kiểm tra lại keo tản nhiệt, quạt gió.
– Từ 80 – 90 độ C: Quá nóng. Nên xem xét thay tản nhiệt hoặc vệ sinh gấp bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ và hiệu năng của linh kiện.
– Trên 90 độ C: Nguy hiểm. Trường hợp này chắc chắn là chip đã bị hệ thống ‘bóp’ hiệu năng để đảm bảo an toàn, cần phải xử lý vấn đề tản nhiệt ngay lập tức nếu không sẽ phát sinh nhiều hệ quả xấu.
2. Cách kiểm tra nhiệt độ CPU
Để biết được nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường thì chúng ta cần phải biết cách kiểm tra nó. Có hai cách cơ bản nhất để kiểm tra nhiệt độ CPU.
Cách thứ nhất: Thông qua BIOS
Để kiểm tra nhiệt độ CPU thông qua BIOS bạn cần đăng nhập vào hệ thống BIOS/Setup trên máy tính của bạn theo các bước sau.
– Sau khi nhấn nút nguồn bạn nhấn phím Del (hoặc F1, F2 tùy theo bo mạch chủ) trên bàn phím để truy cập BIOS. Nếu máy khởi động quá nhanh, bạn không thể nhìn thấy hướng dẫn phải nhấn phím gì để truy cập BIOS ở dưới màn hình bạn hãy nhấn phím “Pause Break” để tạm dừng màn hình của bạn để có thể nhìn rõ hơn.
– Sau khi vào được BIOS, hãy điều hướng tới danh mục Power hoặc PC health.
– Ở đây bạn sẽ thấy CPU TEMP, SYSTEM TEMP (nhiệt độ CPU, nhiệt độ hệ thống).
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bạn sẽ thấy cách này không được hiệu quả lắm vì CPU sẽ gần như không hoạt động gì khi ở trong BIOS.
Cách thứ hai: Thông qua phần mềm
Một số hãng sản xuất bo mạch chủ cung cấp phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU đi kèm theo bo mạch chủ dưới dạng đĩa CD tiện ích, driver như ASUS với phần mềm ASUS AI Suite. Bạn chỉ cần bỏ đĩa CD vào ổ, cài đặt, chạy chương trình và theo dõi nhiệt độ CPU.
3. Cách giảm nhiệt độ CPU
Cách 1: Bố trí lại nội thất bên trong thùng máy sao cho gọn gàng, thoáng mát.
Cách 2: Tra lại keo tản nhiệt, nếu có thể thay được tản nhiệt thì sẽ tốt hơn rất nhiều nếu CPU vẫn bị quá nhiệt.
Cách 3: Lắp thêm quạt cho máy để giúp lưu thông không khí tốt hơn. Khi đó máy sẽ đẩy được khí nóng ra ngoài giúp các linh kiện mát mẻ hơn.
Cách 4: Vệ sinh máy tính, bụi chính là nguyên nhân khiến máy tính nóng lên, làm giảm hiệu suất và gây ra tiếng ồn. Do đó sau một thời gian dài sử dụng, người dùng nên gỡ thùng máy và làm sạch các thành phần bằng chiếc cọ nhỏ, bình xịt khí nén hoặc quạt, tránh sử dụng nước và các dung dịch lau chùi.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường và cách xử lý khi CPU quá nóng.