Quy tắc ăn uống của người Việt trên mâm cơm như nào? Quan niệm của chung của người Việt là từ cách ăn uống, có thể phần nào thấy được trình độ văn hóa, hoặc là trình độ nhận thức thẩm mỹ của một cá nhân, của cả một gia đình, một vùng miền và một dân tộc.
Quy tắc ăn uống của người Việt trên mâm cơm
Ở mỗi quốc gia mỗi vùng miền đều có quy tắc trên bàn ăn hoàn toàn khác nhau. Người phương Tây trong việc sử dụng thực phẩm Châu Âu cầu kỳ trong khâu chế biến và thưởng thức thì đến với bữa cơm của gia đình Việt Nam mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông qua một số đặc điểm sau:
Cơm tẻ là mẹ ruột
Người Việt gắn bó với nên nông nghiệp lúa nước nên từ ngàn xưa cơm đã trở thành món ăn chính. Họ dùng từ “ cơm” để gọi tên các bữa ăn như “mâm cơm”, “bữa cơm”, “thổi cơm”. Bên cạnh cơm, một bữa ăn chuẩn Việt cần đến các món rau, món canh và món mặn như thịt, cá, tôm…
Quy tắc ăn uống của người Việt sử dụng mâm cơm hình tròn
Mâm cơm của người Việt có hình tròn thể hiện tính cộng đồng và tượng trưng cho sự sum vầy, đầy đặn và hạnh phúc viên mãn. Các món ăn sẽ được bày cùng một lúc sao cho vừa mâm trong đó nước chấm ở giữa, các món rau và thịt bày xen kẽ nhau xung quanh sao cho đẹp mắt. Trong khi ăn, mọi người ngồi quây quần bên mâm cơm và cùng nhau trò chuyện để tăng thêm không khí vui vẻ cho bữa cơm.
Luôn có chén nước chấm trong bữa ăn
Từ xa xưa, trong mỗi bữa cơm của người Việt luôn có sự hiện diện của một bát nước chấm được đặt ở giữa mâm cơm. Đây được xem như là linh hồn của ẩm thực Việt, gói trọn sự tinh túy trong từng bữa ăn. Thức ăn khi ăn cùng nước chấm càng làm tăng thêm mùi vị và ngon đậm đà khó cưỡng.
Thế nhưng, việc ăn quá nhiều nước chấm (nước mắm hoặc nước tương) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ,… Vì trong nước chấm chứa nhiều muối, cộng thêm thói quen nêm nhiều gia vị của người Việt khiến cho lượng muối tiêu thụ mỗi ngày vượt quá lượng khuyến nghị 5g muối/ngày.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Khi ngồi vào mâm cơm, mỗi người cần phải có sự ý tứ khi ăn. Không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ăn quá ít hoặc quá nhiều; không nên để thừa đồ ăn. Thông qua cách ăn uống cũng có thể đánh giá được tính cách của một người.
Đối với khách đến nhà, nên ăn thật ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng gia chủ, nhưng phải lưu ý cách ăn uống sao cho đúng mực, hợp hoàn cảnh. Ăn quá nhanh sẽ thể hiện là người vội vàng, ăn quá chậm làm cho nhiều người phải chờ đợi, ăn quá nhiều hay ăn hết phần ăn của người khác biểu thị sự tham lam và ăn quá ít có thể khiến gia chủ nghĩ rằng bạn đang chê thức ăn không ngon. Đây đều là những cách ăn chưa phù hợp mà bạn nên chú ý để tránh mắc phải.
Không bới cơm nhiều hoặc quá ít vào mỗi chén
Chủ nhà ngồi đầu nồi phải rất tế nhị và mực thước khi bới cơm cho khách. Nhiều quá thì đầy dễ rơi, vãi, (khiến khách mang tiếng vụng về) và không có chỗ để thức ăn; ít quá thì ăn mau hết, phải đưa bới nhiều lần (khiến khách mang tiếng tham ăn). Thấy cơm trong nồi sắp hết, phải giảm tốc độ ăn của mình và người nhà (bới ít), tránh không để đũa cái va vào nồi, phải làm cho khách thấy đầy đủ, thoải mái nhất.
Quy tắc ăn uống của người Việt Sử dụng đũa khi ăn
Đây là cách ăn phổ biến của người Châu Á. Nó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ những thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm…) của cư dân Đông Nam Á. Trong khi đó, người phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, muỗng, đĩa (mô phỏng động tác của con thú xé mồi), mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng lẻ (sản phẩm của tư duy phân tích). Đôi đũa của người Việt thực hiện một cách tổng hợp và rất linh hoạt hàng loạt chức năng khác nhau: gắp và xé, dầm, khoắng, trộn, vét và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa!
Quy tắc trong bữa ăn
Trong gia đình: Ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ “kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là cơ hội xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau vui vầy sau một ngày làm việc.
Khi nhà có khách
Ngoài xã hội: Việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.
Ngoài ra còn rất nhiều quy tắc ăn uống của người Việt mà chúng tôi chưa nhắc đến như: việc mời ăn cơm như thế nào, quy tắc gắp thức ăn, hay chấm nước, dùng thìa hay muôi múc canh… Hy vọng thông tin mang chia sẻ lại cho quý bạn điều mới mẻ.
Trường hợp bạn đang tìm món ăn để tiếp đãi khách quý trong ngày trọng đại hãy ghé qua siêu thị đồ ăn Châu Âu Tomi Market để tìm mua thực phẩm nhập khẩu châu Âu: đùi heo muối Tây Ban Nha, pate Gan ngỗng, hay salami… cao cấp ngay nhé.
"Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, các thông tin được cung cấp là kết quả của việc tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được xem là một tài liệu tham khảo chính xác."