Từ những chi tiết nhỏ trên vật dụng công nghệ, đến những đặc điểm “lạ” hơn trong các đồ dùng thường ngày. Chúng ta thấy chúng thường xuyên, nhưng chẳng hiểu chúng để làm gì.

Những vật dụng dưới đây ngày nào bạn cũng thấy chúng nhưng chắc hẳn bạn cũng không biết chúng dùng để làm gì. Cùng kênh giải trí đi tìm hiểu nhé.

1. Lỗ đen giữa đèn flash và ống kính camera của iPhone2. Miếng da 2 lỗ trên balo

là một chiếc micro siêu nhỏ, dùng để thu âm khi đang sử dụng chế độ quay phim.

2. Miếng da 2 lỗ trên balo

Công dụng của nó là để gắn các vật dụng cho cắm trại – như móc khóa, dây dù, hoặc dây buộc giày.

3. Lỗ nhỏ cạnh ổ khóa

Nó đóng vai trò thoát nước trong những ngày mưa, và cũng để tra dầu vào trong lỗ khóa.

4. Logo biểu tượng USB

Nhưng thực ra, nó thể hiện 3 điều chiếc USB có thể đem lại. Mũi tên đầu tiên đại diện cho dữ liệu – rất nhiều dữ liệu; Vòng tròn thể hiện điện thế USB có thể hoạt động là 5V; và hình vuông là một dòng điện nối đất – tức nó an toàn.

5. Sự ra đời của ly uống rượu vang

Trên thực tế thì với những người sành rượu, việc cầm vào thân ly khi thưởng thức rượu vang là điều cấm kị. Thay vào đó, phải cầm vào chân ly, để nhiệt độ từ lòng bàn tay của bạn không ảnh hưởng đến nhiệt độ vốn có của rượu.

6. Búp bê Barbie họ gì?

ên đầy đủ của cô là Barbara Millicent Roberts. Trong chuỗi tiểu thuyết về Barbie xuất bản vào thập niên 60, bố mẹ của Barbie là George và Margaret Roberts.

7. Tại sao cửa sổ máy bay có hình tròn dẹt?

Lý do là vì hình vuông có 4 góc, và đó lại là những điểm yếu nhất, rất dễ bị vỡ nếu như áp suất thay đổi. Rốt cục, để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, cửa sổ hình bo tròn, loại bỏ góc cạnh đã ra đời.

8. Tại sao giày sneaker lại có tên như vậy?

Cái tên Sneaker ra đời là để dành cho những dòng giày có đế làm từ cao su. Loại đế này giúp con người ta bước đi nhẹ nhàng, ít phát ra tiếng động hơn, giống như cách 1 người lén lút di chuyển vậy.

9. Tại sao bàn phím máy tính không xếp theo bảng chữ cái

Nó khiến tay người dùng bị kẹt lại khi phải gõ nhanh. Và thế là bàn phím dạng QWERTY ra đời.